Tắt sóng 2G tại Việt Nam là bước đi đổi mới trong công nghệ xã hội hiện đại. Nhường chỗ cho việc cung cấp cho ngành công nghệ di động tiên tiến hơn.
Cùng Quang Minh Mobile tìm hiểu về sóng 2G qua bài viết dưới đây!

Sóng 2G là gì?
2G là viết tắt của cụm từ công nghệ viễn thông di động thế hệ thứ 2.
Được ra đời và phát triển từ những năm 1991. Với tính năng chính của kết nối di động 2G là mã hóa tín hiệu các cuộc hội thoại và tin nhắn dưới dạng kỹ thuật số. Cung cấp các dịch vụ data khác nhau cho điện thoại di động.
Sự tiên tiến của sóng 2G so với sóng 1G
- Mã hóa tín hiệu di động dưới dạng kỹ thuật số, tăng tốc và cải thiện chất lượng cuộc gọi
- Cung cấp các dịch vụ như tin nhắn văn bản (SMS), tin nhắn hình ảnh và MMS (Tin nhắn đa phương tiện)
- Sử dụng hiệu quả hơn với tần số vô tuyến cho phép nhiều người hơn trên mỗi dải tần
- Tiết kiệm thời gian và cải thiện chi phí, phủ sóng tốt hơn
Thực trạng sóng 2G tại Việt Nam ngày nay
Các nhà mạng trên thế giới đang tiến tới tắt sóng 2G dự tính thực hiện trong tương lai gần. Việt Nam cũng nằm trong số đó.
Theo Cục Viễn thông – Bộ TT, Việt Nam có tổng số 125,7 triệu thuê bao di động, trong đó khoảng 11,7 triệu thêu bao không dùng smartphone hoặc không kết nối dữ liệu trên smartphone. Trong đó, số thuê bao sử dụng 2G còn chiếm khoảng 5% tương đương với 6,28 triệu thuê bao.
Thay thế 2G, Bộ TT&TT đã cấp phép cho 3 doanh nghiệp thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh thành. Cụ thể, Viettel (930 vị trí), VNPT (457 vị trí) và MobiFone (80 vị trí).

Các yếu tố thúc đẩy tắt sóng 2G tại Việt Nam
Việc tắt sóng 2G sẽ giúp giải phóng phổ tần để phát triển các công nghệ mới như 4G/5G. Hầu hết sóng 2G sử dụng các dải tần 850, 900, 1800MHz.
Do đặc tính lan truyền, các băng tần dưới 1 GHz mang lại vùng phủ sóng lớn hơn và thâm nhập trong các tòa nhà tốt hơn.
Việc tắt sóng các mạng di động cũ sẽ làm giảm chi phí và nỗ lực trong việc phải duy trì các mạng cũ này.
Theo thông báo của Vodafone New Zealand năm 2019 cho rằng: “Tắt sóng 2G được kỳ vọng giúp tiết kiệm khoảng 10% điện năng tiêu thụ”.
Việc tắt sóng 2G cũng làm đơn giản hóa hoạt động mạng hơn. Đồng thời sẽ khuyến khích người dân nâng cấp điên thoại lên mạng 4G, 5G trong tương lai. So với tốc độ chậm, kém ổn định của 2G thì sóng 4G và 5G vượt trội hơn.
Đối với các ngành công nghiệp lớn, mạng 5G sẽ thay đổi cách thức cung cấp dịch vụ. Tốc độ xử lý nhanh chóng, đạt chuẩn theo thời gian thực.
Tắt sóng 2G tại Việt Nam có sao không?
Việc tắt sóng 2G sẽ ảnh hưởng rất nhiều đối với các thiết bị GPS – Định vị toàn cầu.
GPS đang được sử dụng rộng rãi trong quản lý hệ thống phương tiện, tham gia giao thông vận tải tại Việt Nam. Đa số các thiết bị này đang sử dụng phần cứng tương thích với sóng 2G để thu phát dữ liệu định vị.
Theo Bộ TT&TT, số thuê bao sử dụng thiết bị thuần 2G giảm, tuy nhiên còn chiếm tỷ lệ cao. Nhưng được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới.
Thời hạn tắt sóng 2G tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2023
Dự kiến lịch tắt sóng 2G tại Việt Nam từ ngày 1/1/2023 tại một số khu vực phù hợp, đến tháng 9/2024 sẽ chính thức trên toàn quốc.
Tháng 9/2024 được xem là thời điểm phù hợp khi giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và giấy phép tần số phát triển mạng di động hết hạn.
Do đó, việc chuyển đổi sang công nghệ và thiết bị mới, dùng công nghệ cũ sẽ được triển khai quyết liệt trong giai đoạn tới.
Hiện các thử nghiệm thương mại và kỹ thuật 5G nhận được sự quan tâm của cộng đồng, điều này sẽ kích thích nhu cầu thị trường đối với công nghệ và các thiết bị hỗ trợ mạng 4G/5G.

Theo số liệu của Bộ TT&TT đã cấp phép cho các Doanh nghiệp thử nghiệm 4G/5G tại 40 tỉnh thành.
Các nhà mạng cũng bắt đầu rục rịch tắt sóng tại một số địa phương trên cả nước như TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu…Đang chú ý, Lạng Sơn là tỉnh đầu tiên thực hiện dừng hoạt động toàn bộ trạm phát sóng 2G.
Năm 2022, Bộ TT&TT khuyến khích các Doanh nghiệp tiếp tục mở rộng phạm vi thử nghiệm tại các tỉnh thành trên toàn quốc.
Trên đây là một số thông tin về việc “Tắt sóng 2G tại Việt Nam”. Theo dõi Quang Minh Mobile để cập nhật tin tức công nghệ nhé!